Nhắc đến Ahrefs không một ai trong giới seo là không biết đây là một trong những bộ công cụ seo nổi tiếng trên thế giới. Đây cũng là một trong bộ công cụ Seo tuyệt vời nhất mà chúng tôi sử dụng. Thế nhưng hầu hết các Seoer biết đến Ahrefs như là một “kiểm tra backlink (backlink checker)” bên cạnh các công cụ khác như Majestic và intelligence / analytics hay ít nổi bật hơn là Moz & SEMRush. Nhưng mọi người đã lầm, đó chỉ là một khía cạnh nhỏ của Ahrefs, nó còn làm được nhiều hơn những gì bạn nghĩ?
Vì vậy, bài viết ngày hôm nay Chúng tôi – Group buy seo tools Việt Nam là tiền thân của mua chung ahrefs sẽ giải thích & hướng dẫn cho các bạn tường tận những chỉ số đặc biệt trong Ahrefs và cách khai thác những khả năng tuyệt vời của Ahrefs không chỉ đối với hoạt động Seo mà còn giúp cho hoạt động marketing của bạn trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.
Nhưng trước khi bàn luận sâu hơn về nó, chúng tôi sẽ bắt đầu với những điều cơ bản nhất về Ahrefs là gì và tại sao nó là một trong những công cụ nổi tiếng nhất trong giới seo nhé!
Ahrefs.com là một trong những công cụ tuyệt vời nhất cho việc kiểm tra backlink, phân tích Website của mình và đối thủ, nghiên cứu từ khóa, content marketing…vv. Có thể nói Ahrefs là một kho dữ liệu khổng lồ – Big Data giống như Google. ở đó, ahrefs thu thập thông tin của tất cả các website trên thế giới rồi xử lý và lưu trữ chúng, sau đó đưa ra các đánh giá, phân tích về website cho các nhà nghiên cứu thông qua công cụ của Ahrefs.
Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được. Tuy nhiên, Big Data lại chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực.
Để gây dựng lên một nền tảng hệ thống khổng lồ này là nhờ vào cơ sở hạ tầng khủng của Ahrefs. Chúng ta hãy cùng quan sát bảng thông số sau của Ahrefs:
Hiện nay Aherfs thu thập được: | Được hỗ trợ bởi: |
|
|
Trong vòng 24h, những con bọ/ bots của Ahrefs đi khắp internet và thu thập thông tin của hơn 6 tỷ trang web và dữ liệu được cập nhật lại sau 15 – 30p.
Một kết quả vô cùng ngạc nhiên, theo một báo cáo gần đây của bên thứ ba nghiên cứu về các bọ tìm kiếm hoạt động tích cực nhất, Ahrefs tự hào đứng ở ví trí tốt thứ hai chỉ sau Google, vượt qua cả những ông lớn như Bing, Yahoo, Yandex, Baidu và bỏ xa các bọ thu thập thông tin khác như minh họa dưới đây:
Qua những số liệu đã mổ xẻ ở trên, chúng ta có hiểu tại sao công cụ Ahrefs lại trở thành công cụ Seo mạnh mẽ và hiệu quả nhất trên thế giới rồi đúng không. Tiếp theo sau đây, để hiểu rõ hơn về công cụ này chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu các chỉ số căn bản trong Ahrefs nhé!
Keyword Search Volume (Khối lượng tìm kiếm từ khóa) chỉ số này cho bạn biết mỗi tháng trung bình có khoảng bao nhiêu lượt tìm kiếm từ khóa mục tiêu của bạn ở một quốc gia cụ thể.
Về mặt bản chất thì chỉ số này cũng giống như chỉ số Avg.monthly searches (Khối lượng trung bình tìm kiếm hàng tháng) trong Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google (Google Keyword Planner / KGP) mà chúng ta thường dùng và chỉ số Keyword Search Volume của Ahrefs cũng dựa trên nguồn dữ liệu chính này của google để thiết lập dữ liệu tìm kiếm.
Nhưng điều chúng tôi muốn bạn lưu ý ở đây đó là việc bạn cần hiểu về khối lượng tìm kiếm ở đây là đề cập đến số lượng “tìm kiếm” chứ không phải số “người”. Nghĩa là, bạn và tôi có thể thực hiện hàng trăm tìm kiếm cho từ khóa “giá bitcoin”, dẫn đến tổng khối lượng tìm kiếm là 200 tìm kiếm nhưng thực chất chỉ được tạo ra bởi hai người mà thôi.
Thêm một điều quan trọng khác nữa đó là chúng ta thường không chú ý hay bỏ qua trong định nghĩa có từ: “trung bình”. Nếu bạn suy xét kỹ bạn sẽ thấy đối với nhiều truy vấn tìm kiếm tức là “nhu cầu tìm kiếm” không nhất quán trong suốt cả năm. Lấy ví dụ về từ khóa, “quà tặng valentine” thì bạn sẽ thấy ngay nhu cầu tìm kiếm từ khóa này sẽ tăng đột biến trong tháng 1; 2 và sẽ giảm ngay sau ngày đó. Hay việc một ca sĩ hay hotgirl nào đó bỗng nhiên nổi lên hoặc một hiện tượng lạ trên facebook thì ngay ngày hôm sau khối lượng tìm kiếm đã tăng vọt không ngờ chỉ từ con số 0.
Vậy những gì bạn nhận được qua hầu hết các công cụ SEO là số lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng trong 12 đến 24 tháng qua. Con số trung bình này sẽ phụ thuộc tùy vào từng loại công cụ và trong trường hợp ví dụ các từ khóa trên thì nếu chúng ta không tinh ý thì có thể đã bị hiểu nhầm về nhu cầu tìm kiếm thực sự của chủ đề này.
Ngoài ra, hãy chú ý đến một thực tế rằng khối lượng tìm kiếm luôn ở vị trí cụ thể .
Hầu hết các công cụ nghiên cứu từ khóa mặc định để hiển thị khối lượng tìm kiếm cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bạn có thể muốn biết có bao nhiêu tìm kiếm được thực hiện tại Việt Nam , Úc, Canada hoặc một số quốc gia khác. Hoặc có lẽ bạn muốn biết khối lượng tìm kiếm toàn cầu? (tổng số tìm kiếm trên tất cả các quốc gia).
Tùy vào từng mục đích để bạn chọn vị trí người dùng, vậy để thực hiện thao tác tìm ra khối lượng tìm kiếm từ khóa mục tiêu của bạn, hãy quan sát tại Keywords Explorer:
Q1 : “Khối lượng tìm kiếm trong Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google là nguồn cơ sở dữ liệu của Ahrefs, vậy dữ liệu này chính xác đến mức nào?”
A1 : “Thật sự, bản thân Ahrefs không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy rằng khối lượng tìm kiếm mà bạn thấy trong Google Keyword Planner là chính xác 100%.
Nhưng họ đã có một phân tích về dữ liệu khối lượng tìm kiếm từ khóa này từ ba nguồn của Google sở hữu là GKP , GSC & Forecaster và họ cũng nói rằng các số liệu ở ba nguồn này chưa có sự nhất quán. Và, cũng theo như chúng ta đã thảo luận ở trên, khối lượng tìm kiếm được tính trung bình trong 12 tháng qua. Điều này đồng nghĩa là không có cách nào để biết số lượng tìm kiếm mà một từ khóa cụ thể sẽ nhận được trong 30 ngày tiếp theo hoặc tháng sau đó.”
Q2 : “Tại sao khối lượng tìm kiếm trong Ahrefs khác với số lượng tìm kiếm trong Google Keyword Planner? Đây có phải lỗi của Ahrefs hay google không?”
A2 : “Không, đó là do thiết kế.
Ahrefs chỉ sử dụng khối lượng tìm kiếm từ Google Keyword Planner làm nguồn dữ liệu ban đầu của nó. Sau đó, Ahrefs đã thêm dữ liệu clicks chuột vào số liệu đó để tính khối lượng tìm kiếm được tinh chỉnh hàng tháng theo cách riêng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về dữ liệu nhấp chuột và cách nó giúp Ahrefs tính khối lượng tìm kiếm, chúng tôi sẽ dịch tiếp bài sau trong tuần tiếp theo. ”
Return Rate (RR) – Tỷ lệ quay lại là con số tương đối cho bạn ý tưởng về mức độ thường xuyên mọi người thực hiện cùng tìm kiếm một từ khóa nhất định trong khoảng thời gian 30 ngày.
Đây được xem là một chỉ số mới của Ahrefs mà không công cụ seo nào khác hiện có cùng tính năng.
RR1 có nghĩa là mọi người không bao giờ tìm kiếm từ khóa đó thêm một lần nào nữa trong vòng 30 ngày.
Nhưng RR2 và RR3 không có nghĩa là mọi người tìm kiếm một từ khóa đó trung bình hai hay ba lần mỗi tháng. Nó chỉ có nghĩa rằng từ khóa thứ hai có xu hướng nhận được nhiều tìm kiếm lặp đi lặp lại hơn từ khóa đầu tiên tức là xu hướng tìm kiếm từ khóa đó thường xuyên hơn.
Để dễ hình dung, hãy cùng xem phân tích ví dụ minh họa dưới đây:
Các từ khóa “world cup” và “bitcoin price” có tỷ lệ quay lại ( RR ) là 2,8 và 2,7, có nghĩa là mọi người quay trở lại tìm kiếm những từ khóa này khá thường xuyên và lượng tìm kiếm lặp lại cho những từ khóa này gần như ngang nhau. Có lẽ bởi vì kết quả tìm kiếm của những từ khóa này thường mang đến những thông tin mới mẻ hay thông tin về từ khóa này được cập nhật một cách thường xuyên mà họ rất quan tâm. Nhưng cả hai tìm kiếm đều tụt lại phía sau từ khóa “Facebook”, có tỷ lệ quay lại cực cao ( RR ) là 3.7. Điều này có thể là do rất nhiều người tìm kiếm “Facebook” trên Google, thay vì nhập trực tiếp URL vào thanh tìm kiếm.
Đặc biệt: Chỉ số tỷ lệ quay lại ( RR ) là một chỉ số duy nhất mà bạn chỉ thấy trong Ahrefs mà thôi!
Keyword Difficulty (KD) – Độ khó của từ khóa hay mức độ cạnh tranh của từ khóa là một trong những chỉ số gây khá nhiều lúng túng và hiểu nhầm cho những người mới tập làm seo. Phần nhiều bởi vì các bạn chưa thực sự hiểu về khái niệm này nên đã gặp khó khăn trong việc phân tích độ khó của một từ khoá của mình hay của phân tích đối.
“Keyword Difficult” cho bạn thấy độ khó của một từ khoá để được rank lên top 10 google theo thang điểm từ 1-100.
Theo tài liệu đưa ra của Ahrefs, chỉ số KD – độ khó của từ khóa được tính toán dựa trên số liệu của reffering domain (Referring domain đó chính là số lượng site backlink mà trỏ tới site của mình) hay chính xác hơn là số backlinks.
Để dễ hiểu chúng ta phân tích ví dụ sau:
Theo như hình này, thì để đưa một từ khóa có KD = 15 để được rank lên top 10 với từ khóa này, bạn cần backlink từ 11 websites trở lên. Tuy nhiên, cái này nó khá là chung chung, bởi như ta đã biết, Google nó quan trọng chất lượng backlink hơn là số lượng.
Hãy cùng nhìn tiếp, một ví dụ đơn giản như sau:
Trong một trận đấu bóng rổ, nếu anh A có chiều cao 1.8m còn anh B có chiều cao 1.65 m thì người ta sẽ nghĩ rằng anh A sẽ có nhiều cơ hội để dành phần thắng hơn đúng không nào? Nhưng sự thật thì điều mà chúng ta suy đoán chỉ dựa theo tính chất vật lý, thực tế anh B vẫn có cơ hội dành chiến thắng nếu có chiến thuật tốt hơn, nắm bắt được điểm yếu của anh B để tạo lợi thế chẳng hạn.
Chính vì vậy mà bản thân trong tài liệu của Ahrefs về chỉ số KD cũng có nói đến rằng, chỉ số này không chính xác nó chỉ mang tính tương đối. Độ khó của từ khóa còn phụ thuộc vào chất lượng trang web hay kỹ năng seo của bạn và nó chỉ tính ở trong thứ hạng từ 1-10 của google. Nhưng chúng ta cũng đừng vội xem thường chỉ số KD này?
Lời khuyên cho bạn: Độ khó của từ khóa sẽ cho bạn biết chiều cao trung bình (sức mạnh hồ sơ backlink) của những người chơi khác trong trò chơi (xếp hạng hàng đầu trên google). Con số càng cao, chiều cao (backlinks) càng cao, bạn sẽ có nhiều cơ hội trong cuộc chơi xếp hạng Top 10 của google.
Q1 : “ KD của Ahrefs chính xác đến mức nào? so với các công cụ khác về điểm số KD thì cái nào sẽ chính xác hơn? ”
A1 : “Theo như phân tích ở trên thì điểm số KD của Ahrefs không chính xác hoàn toàn, nó chỉ có tính tương đối. Nó không ước tính cơ hội xếp hạng của bạn cho một từ khóa nhất định. Vì lý do, nó không biết gì về chất lượng trang web hoặc kỹ năng seo của bạn . Nó chỉ cho bạn biết sức mạnh trung bình của các hồ sơ backlink của Top 10 trang xếp hạng hàng đầu mà thôi.
Còn về phần so sánh giữa các công cụ khác thì quả thực, nó không có ý nghĩa gì cả. Bởi chúng ta không thể biết chắc chắn cách tính toán điểm số KD của các công cụ khác có giống với quy tắc tính Ahrefs hay không?”
Q2 : “Các tiêu chí trong on page seo có ảnh hưởng đến KD của Ahrefs không?”
A2 : “Dĩ nhiên là không. Độ khó của từ khóa của Ahrefs chỉ dựa trên số lượng các reffering domains đến từ các trang được xếp hạng hàng đầu cho từ khóa mục tiêu của bạn.”
Khi bạn dán bất kì một URL hoặc một website nào vào Ahrefs’ Site Explorer, bạn sẽ thấy được số lượng từ khóa tự nhiên.
Organic keywords là những từ khóa mà khách hàng search và website của bạn có kết quả xuất hiện trong 100 hàng đầu tiên của Google (tương đương 10 trang đầu).
Hiểu đơn giản: Organic Keywords là 1 trong số các chỉ số trong Ahrefs cho biết chính xác URL bạn bỏ vào Ahrefs ở thời điểm Ahrefs cập nhập hiện tại. Nó đã có mặt tại top 100 của bao nhiêu từ khoá rồi. Bằng cách biểu hiện kết quả đó qua chỉ số Organic keywords.
Organic keyword trong ahrefs đánh giá về việc bạn có làm đa dạng các anchor text khi seo hay không và bạn seo càng nhiều từ khóa thì chỉ số organic keyword trong ahrefs càng tăng cao.
Anchor text là một văn bản mà bạn có thể nhấp được của một liên kết (siêu liên kết – hyperlink). Bất cứ khi nào bạn đọc bất kỳ bài báo nào, có một dòng hoặc một từ có màu xanh và nó có/ hoặc không có dấu gạch dưới. Và nếu như bạn click vào nó bạn sẽ được bay tới một trang web/ url khác.
Một điều cuối cùng cần lưu ý về số liệu từ khóa tự nhiên của Ahrefs là luôn luôn theo một quốc gia cụ thể.
Như báo cáo trên, số lượng từ khóa được hiển thị ở đây chỉ dành cho Hoa Kỳ. Nếu bạn muốn xem dữ liệu này cho tất cả các quốc gia, hãy nhập chuột vào vào quốc gia và chọn địa điểm cần tìm kiếm thông tin.
Organic Traffic là mục đích cuối cùng quan trọng nhất của 1 Website, là chỉ số báo cáo số người vào xem trang web của bạn trung bình hàng tháng không phải trả phí (không tính nguồn từ chạy quảng cáo Adword).
Ví dụ như hình minh họa dưới đây, trang blog của Ahrefs trung bình mỗi tháng có 124 nghìn lượt người vào xem.
Vậy cách tính chỉ số Organic Traffic của Ahrefs như thế nào?
Như ví dụ trên blog của Ahrefs có 71.2K từ khóa đứng top 100 thì organic traffic thu được sẽ từ 71.2k từ khóa ấy.
Lời khuyên: Đừng tin tưởng vào chỉ số này quá nhé, nó chỉ thể hiện một phần nào đó thôi. Bởi vì lượng search hàng tháng mà Ahrefs cung cấp cho bạn là ở dữ liệu của Ahrefs. Chứ không phải của Google nên thành ra Ahrefs chỉ tính tỉ lệ lượng click dựa trên lượng search của Ahrefs mà thôi.
Chỉ số traffic value biểu thị một giả thiết rằng nếu tất cả những từ khóa trong organic traffic của một website quy ra giá tiền để chạy Adword thì sẽ có giá trị bằng bao nhiêu, chỉ số này sẽ giúp bạn phỏng đoán 1 phần về giá trị của toàn bộ từ khóa trên 1 domain hoặc 1 page nào đó.
Để dễ hình dung, chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ về từ khóa “seo tips”:
Bạn có thể thấy rằng, với từ khóa này Ahrefs nhận được 657 lượt truy cập mỗi tháng từ nguồn organic trafficvà có CPC (Chi phí cho mỗi lần nhấp) là 7 đô la. Vì vậy, nếu Ahrefs mua 657 lượt truy cập bằng cách đặt giá thầu cho từ khóa này trong Google AdWords, họ sẽ phải trả 4,599$ bằng 7$ * 657. Nhưng bạn cần phải lưu ý, đó chỉ là một từ khóa, ở một quốc gia ( Hoa Kỳ ).
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thực hiện tính toán này cho tất cả 71.000 từ khóa mà blog Ahrefs xếp hạng trên 170 quốc gia, sau đó cộng tất cả các số lại với nhau?
Kết quả: Chúng ta sẽ nhận được traffic value. Bạn có thể thấy điều này ở đây:
Nhưng bạn cần lưu ý rằng con số traffic value $450K chỉ là ước tính cho những lượt truy cập tự nhiên.
Trên thực tế, nếu bạn chạy Google AdWords cho từ khóa này, theo quy tắc chạy quảng cáo bạn phải đặt giá thầu cho nó và có thể bạn sẽ ít hơn hay nhiều hơn chứ không hẳn là 7$ cho mỗi nhấp chuột. Đó là bởi vì Google AdWords là phiên đấu giá — nhà quảng cáo thay đổi giá thầu của họ mọi lúc và nếu bạn dừng quảng cáo, giá thầu lại một lần nữa thay đổi. Nói chúng giá thầu của Google Adwords là luôn luôn thay đổi. Do đó, chúng tôi phải sử dụng CPC trung bình trong quảng cáo để tính số liệu này.
Như vậy, Con số traffic value chỉ mang tính ước tính và bạn chỉ nên sử dụng nó cho mục đích tham khảo và so sánh thôi nha.
Trong bài viết này, chúng tôi xin dừng lại ở việc giải thích những chỉ số căn bản cho những người mới hay đang tập làm quen với các thuật ngữ của Ahrefs. Để tìm hiểu sâu hơn về các chỉ số nâng cao của Ahrefs mời các bạn bấm đọc bài:
Và nếu bạn đang gặp bất kỳ khó khăn hay vướng mắc nào trong quá trình sử dụng Ahrefs cũng như dịch vụ mua chung từ chúng tôi, đừng ngần ngại gì hết. Hãy đặt câu hỏi ngay dưới bài viết này để được chúng tôi hỗ trợ nhiệt tình nhé!